fbpx

Veneer là gì? Tìm hiểu Đặc điểm, Phân loại gỗ Veneer và Ứng dụng

Gỗ Veneer là một loại vật liệu được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực nội thất tại các công trình nhà ở Việt Nam. Tuy nhiên bạn có thực sự hiểu rõ Veneer là gì? Gỗ Veneer có đặc điểm gì? Có tính ứng dụng ra sao? Hãy cùng Nội thất KLUX tìm hiểu những thông tin về dòng gỗ này ngay tại bài viết này nhé.

1. Veneer là gì? Gỗ Veneer là gì?

Veneer (còn có tên gọi là gỗ lạng hay ván lạng) là các tấm ván mỏng được lạng từ cây gỗ tự nhiên có độ dày từ 0,6mm – 3mm, thường không vượt quá 3mm (xấp xỉ khoảng 1/8 inch). Sau khi được lạng mỏng, gỗ veneer sẽ được ghép vào cốt gỗ công nghiệp: MDF, HDF, ván dăm,… để làm ra các sản phẩm nội thất như: tủ bếp, tủ quần áo, giường,.. hoặc các nhạc cụ bằng gỗ như violin, piano, ghita,…

Veneer là gì
Veneer là một loại vật liệu phủ lên trên bề mặt cốt gỗ

Gỗ Veneer là tấm gỗ có cốt bên trong là gỗ công nghiệp và được phủ lớp bề mặt bằng Veneer làm từ gỗ tự nhiên. Nhờ được phủ bằng Veneer, nên gỗ Veneer có hình thức không khác gì các loại gỗ tự nhiên nhưng có mức giá thành thấp hơn gỗ tự nhiên. Tuy nhiên tấm Veneer và gỗ Veneer không phải là một, do đó bạn cần phân biệt rõ 2 loại này để tránh có sự nhầm lẫn.

2. Đặc điểm của gỗ Veneer

Ưu điểm

– Có giá trị thẩm mỹ cao: Bởi gỗ Veneer có lớp bề mặt được làm từ ván gỗ tự nhiên nên có màu sắc và đường vân giống gỗ tự nhiên. Bảng màu sắc cũng rất vô cùng phong phú, mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn đa dạng.

– Chi phí, giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên: Nếu bạn yêu thích màu sắc của gỗ tự nhiên, chẳng hạn như gỗ óc chó nhưng chưa đủ tài chính để sắm những món đồ nội thất gỗ óc chó thì có thể thay thế bằng gỗ công nghiệp phủ bề mặt Veneer óc chó. Đây là cách để bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

– Bề mặt gỗ Veneer nhẵn bóng, chống cong vênh và mối mọt.

– Gỗ Veneer có thể sắp xếp và ghép vân theo nhiều hình dạng khác nhau (ghép chéo, ngang, dọc, đảo vân,…)

Nhược điểm

– Gỗ Veneer có khả năng chống ẩm kém, chỉ nên sử dụng nội thất gỗ Veneer ở những nơi khô ráo.

– Các tấm ván Veneer có độ dày rất mỏng nên rất dễ bị bong tróc sau một thời gian sử dụng.

Gỗ Veneer là gì
Tấm gỗ Veneer có giá trị thẩm mỹ cao

3. Quy trình sản xuất gỗ Veneer chi tiết

Để sản xuất ra một tấm gỗ Veneer cần phải trải qua quá trình sản xuất chi tiết và phức tạp, bao gồm các bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị các loại gỗ tự nhiên như sồi, óc chó, tràm bông vàng,… đã qua xử lý các bước như tách vỏ, luộc hoặc ngâm, bỏ nhựa, phơi khô (sấy).

Bước 2: Lạng gỗ thành các tấm ván mỏng có độ dày từ 0,6mm < 3mm.

Bước 3: Đem các tấm ván mỏng đem đi sấy khô bằng máy công nghiệp. Tuyệt đối không phơi ở ngoài ánh nắng tự nhiên bởi sẽ làm cho các tấm gỗ bị cong vênh hoặc gãy.

Bước 4: Dán lớp veneer lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp (MFC, MDF,…) đã được phủ keo. Loại keo thường được sử dụng để dán Veneer thường là keo UF, một loại keo kết dính tốt, không gây độc hại và đóng rắn nhanh, không thấm nước.

Bước 5: Dùng máy ép nguội hoặc nóng để ép 2 lớp tấm Veneer và cốt gỗ lại với nhau.

Bước 6: Khi lớp Veneer đã được cố định chắc chắn trên cốt gỗ, dùng máy chà nhám để đánh bóng và xử lý cho lớp bề mặt bóng mịn hơn.

Bước 7: Kiểm tra sản phẩm hoàn thiện và mang đi phân phối.

Ván gỗ Veneer
Để sản xuất ra tấm gỗ Veneer phải trải qua một quá trình rất phức tạp

4. Gỗ Veneer giá bao nhiêu? Báo giá chi tiết

Tùy vào từng đơn vị cung cấp mà mức giá gỗ Veneer có thể khác nhau. Dưới đây là bảng giá gỗ MDF phủ Veneer mà bạn có thể tham khảo nếu có nhu cầu thi công nội thất dòng gỗ này:

Gỗ Veneer giá bao nhiêu
Bảng giá gỗ MDF phủ Veneer

(Lưu ý: Bảng giá này chỉ mang tính chất tham khảo, để nắm được mức giá chính xác bạn có thể liên hệ trực tiếp với đơn vị thi công nội thất)

NẾU BẠN ĐANG CÓ NHU CẦU THI CÔNG NỘI THẤT, HÃY ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TẠI ĐÂY

5. Các loại ván có thể phủ Veneer phổ biến

5.1. Gỗ MDF phủ Veneer

Gỗ MDF (Medium Density Fiberboard) được sản xuất từ gỗ tự nhiên có mật độ ván sợi trung bình. Tấm gỗ MDF phủ Veneer hoàn thiện sẽ trải qua quá trình sản xuất cơ bản như: Nghiền gỗ thành bột => trộn với keo => ép áp suất cao để tạo thành ván MDF => Phủ Veneer lên bề mặt cốt gỗ.

Gỗ MDF phủ Veneer có giá thành hợp lý, chống cong vênh và chống mối mọt. Dòng gỗ này thường được sử dụng rộng rãi trong các công trình nội thất hiện đại, các sản phẩm nội thất có kiểu dáng đơn giản nhưng tủ bếp, tủ quần áo và giường ngủ.

Gỗ MDF phủ Veneer
Gỗ MDF phủ Veneer

5.2. Gỗ ghép Veneer

Gỗ ghép Veneer bao gồm 2 thành phần cơ bản: cốt gỗ ghép và lớp veneer bề mặt. Cốt gỗ ghép được tạo thành từ các thanh gỗ tự nhiên ghép lại với nhau: cao su, tràm, thông,… trải qua quá trình sấy, cắt nối và ép nhiệt để tạo độ cứng. Lớp Veneer được ép lên bề mặt cốt gỗ có tác dụng tăng tính thẩm mỹ và độ bền.

Ván Veneer là gì
Gỗ ghép Veneer

5.3. Gỗ HDF phủ Veneer

Gỗ HDF (High Density Fiberboard) là một loại ván gỗ công nghiệp được sản xuất bằng cách kết hợp bột gỗ của các cây tự nhiên ngắn ngày với keo và các chất phụ gia, sau đó ép thành ván dưới áp suất và nhiệt độ cao. Gỗ HDF phủ Veneer có kiểu dáng đẹp, màu sắc đa dạng, có độ bền cao và khả năng chống mối mọt tốt.

Bởi có ưu điểm là trọng lượng nhẹ nên gỗ HDF được sử dụng phổ biến trong các công trình nội thất như vách ngăn giữa các phòng, phòng vệ sinh và tủ bếp, hạn chế được tình trạng xuống cấp và bung bản lề. Gỗ HDF có giá thành cao hơn các loại gỗ công nghiệp khác, nhưng vẫn có giá thấp hơn gỗ tự nhiên rất nhiều.

Gỗ HDF phủ Veneer
Gỗ HDF phủ Veneer

5. Ứng dụng của gỗ Veneer trong lĩnh vực nội thất

Bởi có bảng màu sắc vô cùng phong phú và bề mặt không khác gì gỗ tự nhiên, gỗ Veneer được sử dụng rất rộng rãi để sản xuất các sản phẩm nội thất như sàn gỗ, tủ, kệ bếp, kệ sách, giường,… Bên cạnh các sản phẩm nội thất gia đình và văn phòng, gỗ Veneer còn được ứng dụng để làm nội thất xe hơi, đèn trang trí và các loại nhạc cụ như ghita, violin, piano,…

Ứng dụng gỗ Veneer
Ứng dụng gỗ veneer trong sản xuất nội thất tủ bếp

Hy vọng với những thông tin ở trên đây, bạn đã có thể hiểu rõ Veneer là gì, đặc điểm cũng như phân loại các loại gỗ Veneer. KLUX là đơn vị chuyên thiết kế, thi công nội thất trọn gói có xưởng sản xuất riêng luôn sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng trong mọi công trình nội thất. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, bạn có thể liên hệ với đội ngũ kiến trúc sư tại KLUX theo số Hotline: 0966.890.595 để được giải đáp nhanh nhất!

Xem thêm: Laminate là gì? So sánh hai loại vật liệu phủ Laminate và Melamine