Thiết kế kiến trúc được ứng dụng rất rộng rãi và phổ biến trong các công trình xây dựng nhà ở, khách sạn hiện nay. Đây là công việc rất quan trọng để giúp gia chủ có thể hình dung được hình ảnh, kết cấu của ngôi nhà sau khi hoàn thiện như thế nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được thiết kế kiến trúc là gì, lý do cần phải thiết kế trước khi triển khai xây nhà. Vì vậy, hãy cùng KLUX tìm hiểu những thông tin trong bài viết dưới đây để có thể nắm được đầy đủ hơn về công việc này nhé.
1. Thiết kế kiến trúc là gì?
Thiết kế kiến trúc là quá trình sáng tạo và lên kế hoạch bố trí chi tiết các hạng mục (bao gồm: kết cấu, cấp điện, chiếu sáng, cấp thoát nước, điều hòa, thông gió,…) cho một công trình xây dựng: nhà ở, khách sạn, công trình công cộng, khu đô thị,… Kiến trúc sư sẽ triển khai ý tưởng, lên bản vẽ, tính toán kết cấu, lựa chọn vật liệu và cuối cùng là hiện thực hóa ý tưởng đó thành một công trình thực tế.
2. Hồ sơ thiết kế kiến trúc đầy đủ bao gồm những gì?
2.1. Phối cảnh 3D thiết kế kiến trúc
Phối cảnh 3D kiến trúc nhà ở mô phỏng hình ảnh công trình khi hoàn thiện, giúp chủ nhà hình dung rõ hơn về toàn bộ kiến trúc, không gian ngoại thất xung quanh. Kiến trúc sư có thể bàn giao bản mềm hoặc bản cứng, và thường có nhiều ảnh thể hiện góc nhìn đa chiều và chuyên sâu.
2.2. Bản vẽ kết cấu mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt
Bản vẽ mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt sẽ giúp bộ phận thi công triển khai đúng kỹ thuật, chất lượng và mong muốn của gia chủ. Đây được coi là phần quan trọng nhất trong hồ sơ thiết kế kiến trúc, chi tiết như sau:
Mặt bằng tổng thể: Hiển thi bố cục công trình trên toàn bộ lô đất, bao gồm các khối nhà, công trình phụ trợ, đường giao thông, cây xanh,… Đồng thời, kiến trúc sư sẽ đánh dấu các hướng để gia chủ hình dung rõ hơn về hướng nhà, cổng nhà,…
Mặt bằng các tầng: Thể hiện chi tiết cách bố trí các phòng, không gian chức năng của từng tầng trong công trình. Ví dụ như kích thước, vị trí của vách ngăn, cầu thang, các bức tường,…
Mặt đứng: Thể hiện hình dáng bên ngoài của ngôi nhà (trang trí, đường nét, hoa văn, họa tiết,…), hình chiếu của công trình từ các hướng khác nhau.
Mặt cắt: Hiển thị cấu tạo bên trong của công trình theo các tiết diện khác nhau, thể hiện kết cấu, chiều cao tầng, độ dày sàn…
2.3. Bản vẽ chi tiết kiến trúc, kết cấu và kỹ thuật
Cụ thể:
- Kiến trúc: Cửa, cửa sổ, ban công, mái nhà, cầu thang…
- Kết cấu: Dầm, cột, sàn, móng…
- Kỹ thuật: Hệ thống điện, nước, thông gió, điều hòa…
Có thể bạn quan tâm: Đơn vị thi công kiến trúc uy tín tại Hà Nội
3. Tại sao thiết kế kiến trúc lại quan trọng?
3.1. Đảm bảo yếu tố công năng sử dụng
Công năng sử dụng là yếu tố cốt lõi và quan trọng nhất của mỗi công trình kiến trúc. Mỗi bản hồ sơ thiết kế kiến trúc đều được tính toán kỹ lưỡng trong việc phân chia bố cục, diện tích và kết cấu để đảm bảo phù hợp với lối sống sinh hoạt của chủ sở hữu. Các kiến trúc sư luôn được đào tạo bài bản về các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế và công năng sử dụng để đảm bảo mang đến một không gian tiện nghi và thoải mái nhất.
3.2. Đáp ứng yêu cầu về giá trị thẩm mỹ
Ngoài yếu tố công năng thì yếu tố thẩm mỹ cũng đóng vai trò rất quan trọng. Hình thức của ngôi nhà cần đáp ứng đảm bảo được các yếu tố về phối màu, bố cục và các kết hợp các chi tiết trang trí. Ngoài ra, giá trị thẩm mỹ của mỗi công trình còn thể hiện cá tính, phong cách cá tính riêng của từng gia chủ.
3.3. Đảm bảo yếu tố an toàn
Các yếu tố kỹ thuật cũng cần được tính toán một cách cẩn thận và rõ ràng để đảm bảo sự an toàn. Một số vấn đề cần chú ý như: Móng nhà phải xây như thế nào trên một nền đất yếu, kết cấu thép cần làm như thế để có thể chịu được tải trọng ngôi nhà, điện nước lắp đặt ra sao để cấp nước và thoát nước tốt nhất,….
3.4. Dự toán ngân sách phù hợp
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng việc thuê thiết kế kiến trúc là thừa thãi và không quan trọng. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm. Khi có một bản vẽ thiết kế, bạn sẽ ước lượng được gần như chính xác ngân sách cần thực hiện và chi tiết các hạng mục cần thiết. Trong quá trình thi công sẽ tránh được các chi phí phát sinh do làm sai, dư nguyên vật liệu do thiếu sự tính toán từ khâu thiết kế kỹ thuật.
3.5. Góp phần tạo giá trị cho xã hội
Các công trình kiến trúc, nội thất phản ánh sự phát triển của xã hội qua mỗi thời kỳ. Với sự phát triển và tiến bộ không ngừng của xã hội thì các yêu cầu về thẩm mỹ cũng được tăng cao, những thiết kế kiến trúc đẹp sẽ góp phần tô điểm thêm cho xã hội.
4. Phân biệt thiết kế kiến trúc và thiết kế nội thất
Tiêu chí | Thiết kế kiến trúc | Thiết kế nội thất |
Phạm vi | Tập trung vào kiến trúc tổng thể bên ngoài và các hình khối cơ bản bên trong như: mái hiên, tường nhà, vòm cửa,… | Tập trung hoàn thiện nội thất không gian phía bên trong bao gồm lựa chọn màu sắc, vật liệu và bố trí nội thất: giường, tủ, kệ, bàn ghế, các chi tiết hoa văn,… |
Cách bố trí, quy hoạch | Mang tính tổng quan, tập trung vào phân chia bố cục không gian sao cho hợp lý: khu vực để xe, phòng khách, phòng ăn, sân thượng,… | Tối ưu hóa chi tiết nội thất trong ngôi nhà nhằm đảm bảo phân chia đúng bố cục sao cho hài hòa, tiện nghi và hợp lý |
Màu sắc | Chú trọng vào các mảng màu lớn như sơn tường, mái ngói, gạch men,… | Sự kết hợp khéo léo giữa từng món đồ nội thất nhằm tạo nên một tổng thể nhất quán: Sàn nhà, trần, tủ, bàn ghế,… |
Ánh sáng | Tính toán để ngôi nhà có thể nhận được nhiều nguồn ánh sáng và gió tự nhiên nhiều nhất. | Bài trí ánh sáng trong nhà (đèn âm trần, đèn trang trí, đèn ngủ,…) sao cho đẹp mắt. |
Yêu cầu chuyên môn | Yêu cầu kiến thức sâu rộng: nguyên tắc xây dựng, vật liệu kết cấu, phong cách, đặc điểm địa chất,… | Kiến thức mỹ thuật và kinh nghiệm thực tế để bố trí không gian vừa đẹp vừa hợp lý. |
5. Các loại hình thiết kế kiến trúc phổ biến hiện nay
5.1. Thiết kế kiến trúc nhà cấp 4
Kiến trúc nhà cấp 4 thường thấy ở các khu vực nông thôn, có diện tích đất rộng rãi, dành cho những gia đình có ngân sách hạn hẹp. Với loại hình nhà cấp 4, kiến trúc sư sẽ dựa vào diện tích xây dựng, số thành viên trong gia đình để bố trí không gian sao cho hợp lý. Thông thường, bản thiết kế cho nhà cấp 4 sẽ bố trí từ 3 – 4 phòng ngủ để đảm bảo không gian sinh hoạt được thoải mái nhất.
5.2. Thiết kế kiến trúc nhà phố
Kiến trúc nhà phố thường bắt gặp ở những khu vực thành phố, đô thị, nơi có dân cư tập trung đông đúc. Do đó, khi thiết kế kiến trúc nhà phố các kiến trúc sư thường chú trọng đến không gian mặt tiền, ngoại thất nhằm mục đích thu hút ấn tượng của người đi đường.
5.3. Thiết kế kiến trúc biệt thự
Đối với các công trình kiến trúc biệt thự đòi hỏi kiến trúc sư cần phải có chuyên môn cao và có sự tỉ mỉ trong thiết kế. Thiết kế kiến trúc biệt thự chú trọng vào yếu tố thẩm mỹ và công năng, hướng đến vẻ đẹp sang trọng, cầu kỳ và xa hoa, thể hiện được sự đẳng cấp của gia chủ.
5.4. Thiết kế kiến trúc nhà hàng – khách sạn
Nhà hàng, khách sạn thường là nơi tập trung đông đảo rất nhiều người. Bên cạnh việc chú trọng vào đồ ăn, dịch vụ thì thiết kế kiến trúc cũng là một yếu tố góp phần thu hút khách du lịch và tạo dựng thương hiệu. Một công trình kiến trúc đẹp, độc lạ sẽ tạo được ấn tượng cho khách hàng quay trở lại vào những lần tiếp theo.
6. Lý do nên chọn KLUX là đơn vị thiết kế kiến trúc
“An cư lạc nghiệp” là câu thành ngữ được cha ông ta truyền từ bao đời nay, do đó xây nhà được coi là việc rất quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập phát triển như hiện nay, dịch vụ thiết kế kiến trúc ngày càng được nhiều người quan tâm. Đồng nghĩa với đó là rất nhiều công thiết kế kiến trúc ra đời khiến cho khách hàng rất khó khăn trong việc lựa chọn đơn vị uy tín.
KLUX tự hào là đơn vị thiết kế kiến trúc và nội thất uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn và có những phản hồi tích cực. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực, cùng đội ngũ kiến trúc sư chuyên nghiệp, tâm huyết với nghề, chúng tôi đảm bảo mang đến cho khách hàng những công trình đảm bảo chất lượng với sự hài lòng đến từng chi tiết. Đồng thời giúp khách hàng dự trù được mức chi phí trong khoảng ngân sách phù hợp và kiểm soát được đúng tiến độ thi công.
Hãy liên hệ với đội ngũ kiến trúc sư tại KLUX theo số hotline: 0966.890.595 để được tư vấn miễn phí ngay!