Laminate là loại vật liệu được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực sản xuất và thi công nội thất. Với xu hướng nội thất hiện đại và sang trọng thì Laminate đang là bề mặt vật liệu gỗ công nghiệp được nhiều người ưa chuộng và tin dùng hiện nay. Vậy Laminate là gì? Vật liệu Laminate có cấu tạo và đặc điểm như thế nào? Bề mặt Laminate và Melamine có gì khác nhau? Cùng tìm hiểu ngay tại bài viết này nhé.
1. Laminate là gì? Cấu tạo và phân loại
Laminate là một loại vật liệu tổng hợp cao cấp có tên gọi là Formica được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất. Tấm Laminate chủ yếu được dùng để phủ lên bề mặt cốt gỗ nhằm là tăng thêm tính thẩm mỹ cũng như duy trì độ bền lâu dài cho sản phẩm nội thất. Laminate mang nhiều ưu điểm nổi bật như chịu nhiệt, chịu va đập, chống trầy xước, chống ăn mòn và mối mọt cực hiệu quả nên rất được ưa chuộng trên thị trường nội thất.
1.1. Cấu tạo
Tấm bề mặt Laminate có thành phần cấu tạo bao gồm 3 lớp sử dụng công nghệ HPL (High Pressure Laminate):
Lớp Overlay
Được làm từ cellulose nguyên chất, được phủ lên trên cùng bề mặt giấy trang trí có tác dụng tạo độ bóng và độ cứng. Lớp Overlay giúp cho bề mặt có khả năng chống trầy xước, va đập và bảo vệ bề mặt khỏi các tác động từ hóa chất và mối mọt, giúp bền màu và dễ dàng vệ sinh lau chùi.
Lớp Decorative paper
Là lớp giấy trang trí tạo bề mặt cho tấm Laminate và được nhúng keo Melamine. Sau quá trình nhúng keo, lớp giấy trang trí và lớp Overlay được ép ở nhiệt độ và áp suất cao, làm cho lớp Overlay dính chặt vào giấy để giữ cho màu sắc luôn được ổn định.
Lớp Kraft Papers
Đây là lớp nằm dưới cùng của tấm Laminate và được tạo thành từ nhiều lớp giấy được nén chặt với nhau ở nhiệt độ cao để tạo nên độ dày cho bề mặt Laminate. Lớp Kraft được cấu tạo chủ yếu từ bột giấy và các chất phụ gia có đặc điểm dai và bền bỉ. Độ dày sẽ được nhà sản xuất điều chỉnh tăng giảm cho phù hợp với yêu cầu thiết kế.
1.2. Phân loại
– Dựa vào khả năng uốn cong, chia thành 2 loại: Laminate tấm thường ( có độ dày 0,5; 0,7 và 0,92mm) và Laminate postforming (độ dày 0,5mm).
– Dựa vào bề mặt, bao gồm: Laminate có bề mặt thường và Laminate có bề mặt bóng gương.
– Dựa vào màu sắc, chia thành: Laminate đơn sắc, Laminate vân gỗ, Laminate vân đá, Laminate giả da và Laminate 3D.
Tham khảo thêm: Gỗ công nghiệp có bền không? Giải đáp chi tiết
2. Đặc điểm của tấm bề mặt Laminate
Ưu điểm
– Có tính thẩm mỹ cao, màu sắc phong phú và đa dạng: trơn, kim loại, ánh nhũ,…
– Laminate Post forming có đặc tính dẻo dai, dễ dàng uốn cong để chế tạo nhiều đồ nội thất như quầy, kệ,…
– Khả năng chống trầy xước, bền màu, chống chịu các tác động từ hóa chất, giữ tuổi thọ lâu dài.
– Có khả năng chịu nhiệt, chịu va đập cũng như tác độ vật lý cực cao.
– Khả năng tĩnh điện tốt đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
– Dễ dàng lắp đặt, thi công và lắp ghép và vệ sinh lau chùi.
Nhược điểm
– Tấm Laminate có giá thành khá cao.
– Yêu cầu kỹ thuật keo dán hiện đại và tay nghề cao mới tạo ra được tấm Laminate.
3. So sánh chất liệu Laminate và Melamine
Tiêu chí | Laminate | Melamine |
Cấu tạo | Cấu tạo gồm 3 lớp: Lớp Overlay, Decorative paper và Kraft Papers.
– Lớp Overlay: Được làm từ cellulose tinh khiết, phủ cùng lớp giấy trang trí, mục đích tạo độ bóng và bảo vệ lớp bên trong. – Lớp Decorative Paper: Là lớp giấy trang trí, được nhúng keo Melamine và được mang đi ép cùng lớp Overlay ở nhiệt độ và áp suất cao. – Lớp Kraft Paper: gồm nhiều lớp giấy được nén dưới nhiệt độ cao để tạo độ dày cho tấm Laminate. |
Cấu tạo gồm lớp giấy nền và lớp keo Melamine:
– Lớp giấy nền có cấu tạo bao gồm bột gỗ, titan và các chất khác tạo độ bền cho bề mặt Melamine. – Lớp keo Melamine: Giúp bảo vệ lớp cốt gỗ bên trong, tăng khả năng chống trầy xước, mài mòn và khả năng chống thấm tốt. |
Độ dày | Độ dày trong khoảng từ 0,5 – 0,8mm | Độ dày rất mỏng trong khoảng 0,2 – 0,3mm |
Giá thành | Giá thành rẻ hơn so với phủ Laminate | Giá thành cao hơn so với Melamine |
Khả năng chống trầy xước | Bởi độ dày lớp Melamine khá mỏng nên dễ bị trầy xước làm xuất hiện lớp cốt gỗ bên trong và bị mất các đường vân gỗ. | Khả năng chống trầy xước tốt hơn Melamine nên bề mặt hầu như vẫn giữ nguyên |
Tính chất khi kết hợp | Không thể phủ trực tiếp lên bề mặt cốt gỗ và cần lực ép nhiệt lớn để nén chặt lớp phủ vào cốt gỗ | Có thể phủ trực tiếp lên bề mặt cốt gỗ bởi có lớp nhựa keo, không cần lực ép quá lớn |
4. Ứng dụng của tấm Laminate trong thiết kế nội thất
Bởi mang tính thẩm mỹ cao và có chất lượng tốt nên Laminate là một trong những chất liệu phủ bề mặt được sử dụng rất rộng rãi. Chúng được ứng dụng rất nhiều trong:
– Phủ lên bề mặt các tấm ván gỗ công nghiệp: MDF, MFC, HDF,…
– Chế tác các sản phẩm nội thất trong gia đình, nội thất văn phòng, khách sạn,.. như tủ, kệ, bàn, giường,…
– Ứng dụng trong ảnh ép Laminate và trang trí các bề mặt.
– Ứng dụng trong thi công các không gian kiến trúc từ bình dân cho đến cao cấp.
Hy vọng với những thông tin ở trên đây, bạn đã có thể hiểu rõ Laminate là gì, đặc điểm và ứng dụng của loại vật liệu này trong lĩnh vực nội thất. KLUX là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế và thi công nội thất trọn gói sử dụng gỗ công nghiệp phủ Laminate chất lượng cao. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, bạn có thể liên hệ trực tiếp theo số Hotline: 0966.890.595 để được kiến trúc sư giải đáp miễn phí.
Tìm hiểu thêm: Gỗ Veneer là gì? Đặc điểm, phân loại và cấu tạo chi tiết