Bên cạnh các dòng ván gỗ ép công nghiệp như MDF, HDF, MFC,… được sử dụng rất phổ biến trên thị trường thì hiện nay còn có dòng gỗ Plywood cũng rất được ưa chuộng. Vậy Plywood là gì? Gỗ Plywood có những đặc điểm gì? Ứng dụng gỗ Plywood trong lĩnh vực nội thất như thế nào? Cùng KLUX tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
1. Plywood là gì? Cấu tạo và quy trình sản xuất
Plywood (còn được gọi là ván gỗ ép hay gỗ dán) là một loại gỗ công nghiệp được sản xuất từ các lớp ván gỗ tự nhiên mỏng khoảng 1mm xếp chồng lên nhau và được ép lại bằng máy để tạo thành các tấm ván ép thành phẩm đúng như mong muốn. Dưới tác dụng của nhiệt và áp lực từ máy, các lớp gỗ được kết dính với nhau bằng keo Phenol hoặc Formaldehyde.
Gỗ ván ép được sử dụng rộng rãi trong sản xuất, thiết kế và thi công nội thất gia đình hoặc các công trình xây dựng lớn, như: bàn ghế, kệ tủ gỗ, giường, sàn nhà,…
1.1. Cấu tạo
Cấu tạo của ván gỗ Plywood được chia thành 3 thành phần chính:
- Phần lõi (cốt gỗ): Gồm nhiều tấm ván gỗ mỏng được ghép lại với nhau có độ dày khoảng 1mm.
- Bề mặt: Lớp gỗ tự nhiên.
- Phần keo: Các loại keo thường được sử dụng bao gồm: Urea Formaldehyde (UF) và keo Phenol Formaldehyde (PF).
Lớp ván dán thường được sản xuất từ các loại gỗ như: thông, bạch dương, trám, keo, bạch đàn,…
1.2. Quy trình sản xuất
Để sản xuất ra được một tấm ván gỗ Plywood cần phải trải qua nhiều quy trình và công đoạn khác nhau. Dưới đây là quy trình sản xuất ván gỗ ép Plywood mà bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về dòng vật liệu này.
Bước 1: Bóc vỏ gỗ và cắt miếng gỗ theo đúng kích thước ấn định.
Bước 2: Cho gỗ vào máy cắt lá để tạo thành các tấm gỗ mỏng.
Bước 3: Cắt tấm gỗ mỏng theo đúng kích thước yêu cầu và phân loại thành từng nhóm.
Bước 4: Cho gỗ vào máy sấy khô để sấy khô ván lạng.
Bước 5: Sử dụng máy quét để kiểm tra lỗi và sửa chữa các khiếm khuyết trên tấm gỗ.
Bước 6: Phủ keo lên hai mặt tấm ván và xếp chồng lên nhau theo độ dày quy định.
Bước 7: Cho tấm ván vào máy ép lạnh để làm phẳng.
Bước 8: Đưa tấm gỗ vào máy ép nóng để các tấm gỗ mỏng dính chặt với nhau.
Bước 9: Làm nguội ván ép và đưa vào máy để chà nhám, làm mịn bề mặt.
Bước 10: Kiểm tra thành phẩm và chất lượng đầu ra.
2. Các loại ván gỗ Plywood trên thị trường
Tùy vào nhu cầu sử dụng mà ván gỗ Plywood được phân chia thành 2 nhóm chính là:
+ Ván ép gỗ mềm: Được tạo thành từ gỗ thông Radiata và Bạch dương.
+ Ván ép gỗ cứng: Được tạo thành các loại cây như cây laucan, trám trắng, dáy ngựa, trám vàng, Bulo,…
Trong đó có 4 loại phổ biến trên thị trường hiện nay, đó là:
Poplar Plywood ( ván ép gỗ bạch dương)
Đây là loại ván ép được tạo thành từ gỗ Bạch dương, là loại gỗ hạt mịn phổ biến. Đây là một trong những vật liệu được sử dụng phổ biến trong xây dựng nhà ở và sản xuất các vật dụng nội thất như: tủ, bàn ghế, bàn làm việc, kệ,.. Ván ép gỗ Bạch dương có ưu điểm về tính thẩm mỹ, có độ bóng đẹp và trang nhã thích hợp ứng dụng trong sản xuất nội thất.
Walnut Plywood (ván ép gỗ óc chó)
Ván ép gỗ óc chó được tạo thành từ gỗ óc chó, được ghép lại với nhau tạo thành một tấm gỗ to rồi dán lên cốt gỗ. Ván ép từ gỗ óc chó có màu sắc vô cùng đẹp mắt với các vân cuộn xoáy độc đáo. Bề mặt ván gỗ cũng có nhiều loại vân khác nhau như: Ballad Laminates, Catania Laminates, Melamine,…
White OAK Plywood (ván ép gỗ sồi trắng)
Ván ép từ gỗ sồi trắng được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực nội thất tại Châu Âu. Gỗ Plywood sồi trắng có màu sắc độc đáo và nguyên bản, mang vẻ đẹp sang trọng và nhã nhặn. Tuy nhiên, chi phí để sản xuất ván ép từ gỗ sồi trắng khá cao so với các loại gỗ tự nhiên khác.
ASH Plywood (ván ép gỗ tần bì)
Gỗ Plywood tần bì được sản xuất thân cây gỗ tần bì, là loại gỗ có cùng họ oliu, xuất xứ từ Đông Âu hoặc Bắc Mỹ. Ván gỗ ép tần bì có khả năng chịu lực rất tốt, dễ uốn cong nên được ứng dụng để sản xuất tủ bếp, sofa, cửa gỗ,… Đặc điểm của gỗ tần bì là có tuổi thọ khá cao nên rất được nhiều khách hàng ưa chuộng.
3. Ưu – nhược điểm của gỗ Plywood
Ưu điểm
– Độ bền cao, chịu lực tốt: Bởi được cấu tạo từ các lớp ván gỗ ép chồng lên nhau theo chiều vân gỗ vuông góc nên Plywood có khả năng chống chịu lực rất tốt, ít bị cong vênh.
– Tính ứng dụng cao: Gỗ công nghiệp Plywood được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất nội thất như: sàn nhà, tủ bếp, tủ quần áo, bàn ghế,….
– Dễ dàng gia công: Plywood có thể dễ dàng cắt, khoan, bào, đục giúp cho quá trình thi công trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn.
– Bề mặt phẳng mịn: Bề mặt gỗ phẳng mịn, có thể dễ dàng sơn hoặc dán các loại vật liệu khác lên trên.
– Giá thành hợp lý: So với gỗ tự nhiên, gỗ Plywood có giá thành rẻ hơn, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Nhược điểm
– Plywood có giá thành cao hơn so với các loại gỗ công nghiệp khác.
– Dễ bị ẩm mốc nếu không được bảo quản tốt.
– Cạnh ván dễ bị sứt mẻ trong quá trình vận chuyển hoặc thi công, cần phải được gia cố thêm để đảm bảo thẩm mỹ.
– Khả năng chống cháy kém, là vật liệu dễ dàng bị bắt lửa.
4. Bảng giá gỗ Plywood phủ Melamine mới nhất
Giá gỗ Plywood phủ Melamine trên thị trường rất đa dạng, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kích thước, độ dày, cốt gỗ, lớp phủ,… mà sẽ có các mức giá khác nhau. KLUX xin gửi tới quý khách hàng bảng báo giá mới nhất để khách hàng có thể ước lượng được mức chi phí ban đầu cho công trình của mình.
(Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, mức giá sẽ có sự thay đổi tùy vào từng thời điểm và đơn vị cung cấp)
ĐỂ NHẬN BÁO GIÁ CHÍNH XÁC, KHÁCH HÀNG CÓ THỂ LIÊN HỆ NGAY THEO HOTLINE
5. Ứng dụng gỗ Plywood trong sản xuất, thi công nội thất
Bởi mang những đặc tính ưu điểm vượt trội nên gỗ Plywood có thể được ứng dụng để:
– Dùng để ốp lát sàn, tường và trần bởi có đặc tính chịu lực cao và có tính ổn định tốt.
– Dùng để đóng các vật dụng nội thất như: giường, tủ, mặt bàn, ghế, kệ tủ,…
Hy vọng với những thông tin ở trên đây, bạn đã có thể hiểu rõ Plywood là gì, đặc điểm và báo giá gỗ Plywood phủ melamine. KLUX là đơn vị chuyên thiết kế và thi công nội thất trọn gói sử dụng các loại gỗ công nghiệp đảm bảo mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, bạn có thể liên hệ theo số Hotline: 0966.890.595 để được kiến trúc sư giải đáp nhanh nhất!
Xem thêm:
- Gỗ HDF là gì? Phân biệt gỗ HDF và MDF như thế nào?