Gỗ MFC là một trong những loại gỗ công nghiệp được ứng dụng khá rộng rãi trong sản xuất và thi công nội thất. Với những đặc tính vượt trội về sự bền bỉ cùng tính ứng dụng cao nên dòng gỗ này rất được nhiều người ưa chuộng và sử dụng. Vậy gỗ MFC là gì? Gỗ MFC có tốt không? Giá bao nhiêu? Cách phân biệt gỗ MDF và MFC như thế nào? Cùng tham khảo ngay trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
1. Gỗ MFC là gì? Cấu tạo và phân loại
Gỗ MFC (còn có tên tiếng Anh là Melamine Face Chipboard) là loại ván gỗ công nghiệp có mật độ trung bình được sản xuất từ bột gỗ tự nhiên kết hợp cùng các chất phụ gia, sau đó ép dưới áp suất và nhiệt độ cao để tạo thành các tấm ván. Với bề mặt mịn màng và dễ dàng gia công, MFC thường được ứng dụng để làm tủ bếp, tủ quần áo, bàn ghế và các sản phẩm nội thất khác.
1.1. Cấu tạo
Gỗ MFC có cấu tạo gồm 2 thành phần chính: Lõi ván dăm và bề mặt phủ Melamine. Cụ thể:
- Lõi ván dăm: Được sản xuất từ những loại gỗ của các loại cây ngắn ngày như: keo, cao su, bạch đàn,… được pha trộn từ các loại keo chuyên dụng và các chất phụ gia để tạo độ cứng. Lõi ép được nghiền từ bột gỗ phải trải qua quá trình xử lý và kiểm tra nghiêm ngặt mới tạo nên các tấm ván ép thành phẩm. Phần lõi ép này có khả năng chống mối mọt và ẩm mốc rất tốt.
- Lớp phủ Melamine: Lớp Melamine là tổng hợp từ 3 lớp in hoa và vân gỗ. Bởi lớp ngoài cùng là giấy in nên vô cùng đa dạng về màu sắc cũng như kiểu dáng in trên mặt giấy. Ngoài Melamine thì trên thị trường còn rất nhiều loại giấy in khác như vân gỗ, nhựa PVC hay Veneer.
1.2. Phân loại
Dựa vào đặc tính và cốt gỗ, trên thị trường hiện nay có 2 cách phân loại gỗ MFC phổ biến, đó là:
- Gỗ MFC thường: Loại gỗ này thường được dùng để gia công những đồ nội thất ở khu vực thông thoáng, không bị ẩm ướt như: nội thất văn phòng, bàn làm việc, tủ tài liệu, bàn ghế,… MFC thường có khoảng 80 màu sắc khác nhau với hình thái đa dạng như trơn, vân cho đến chất liệu khác: Mahogary, Teak, Trắc, Mun, Gỗ tần bì giả cổ, Nu vàng,…
- Gỗ MFC chống ẩm: Loại gỗ này thường được ứng dụng cho các khu vực ngoài trời, hoặc những nơi thường xuyên phải tiếp xúc với nước có môi trường ẩm ướt. MFC chống ẩm có lõi màu xanh, bề mặt đa dạng màu sắc với các màu tương tự như MFC thường.
2. Gỗ MFC có tốt không?
Để đánh giá gỗ MFC có tốt không, bạn có thể dựa vào những ưu – nhược điểm của dòng gỗ này để có thể chọn loại vật liệu phù hợp cho công trình của mình.
Ưu điểm | Nhược điểm |
– Đa dạng mẫu mã: Bề mặt melamine với sự đa dạng về màu sắc, vân gỗ, giúp bạn có thể dễ dàng lựa chọn nội thất phù hợp với phong cách của ngôi nhà.
– Giá thành hợp lý: So với các loại gỗ công nghiệp khác như MDF, HDF hay gỗ tự nhiên thì MFC có giá thành rẻ hơn. – Gia công dễ dàng: Gỗ MFC có thể cắt, khoan, đục, bào dễ dàng, tạo điều kiện cho việc sản xuất nội thất. – Khả năng chống ẩm tốt: So với gỗ tự nhiên, MFC có khả năng chống ẩm tốt hơn, phù hợp với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam. – Bề mặt mịn màng: Bề mặt phủ Melamine giúp cho các sản phẩm nội thất có bề mặt mịn, dễ dàng vệ sinh. |
– Độ bền không cao bằng gỗ tự nhiên: Gỗ MFC có thể bị bong và phồng rộp nếu tiếp xúc trực tiếp với nước trong thời gian rồi.
– Bề mặt dễ bị trầy xước: Lớp bề mặt Melamine có thể bị trầy xước nếu bị tác động mạnh. – Độ liền mạch không cao. |
=> Tìm hiểu thêm: Gỗ công nghiệp là gì?
3. Bảng giá gỗ MFC phủ Melamine mới nhất 2024
Thông thường bảng giá gỗ MFC phủ Melamine sẽ bao gồm giá cốt ván dăm và gia công bề mặt Melamine. Cụ thể chi phí từng loại như sau:
Bảng giá ván gỗ dăm Okal (Ván thường và chống ẩm)
Bảng giá ván dăm OSB (Gỗ thông)
Bảng giá gia công bề mặt Melamine
NẾU BẠN ĐANG CÓ NHU CẦU THI CÔNG NỘI THẤT GỖ MFC PHỦ MELAMINE, HÃY ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NGAY
4. So sánh gỗ MDF và MFC cái nào tốt hơn?
Tiêu chí | Gỗ MFC | Gỗ MDF |
Cốt gỗ | Dăm gỗ | Gỗ sợi |
Cấu tạo | Cốt ván dăm và lớp bề mặt phủ Melamine | Sợi bột gỗ, chất kết dính và các chất phụ gia |
Độ dày | – Độ dày tiêu chuẩn: 18mm, 25mm.
– Kích thước tiêu chuẩn: 1200x2400mm |
Độ dày tiêu chuẩn 9mm, 12mm, 15mm |
Phân loại | Gỗ MFC thường và MFC chống ẩm | Gỗm MDF thường và MDF lõi xanh chống ẩm |
Giá thành | Rẻ hơn MDF | Cao hơn MFC và thấp hơn HDF |
Khả năng chống ẩm | Kém | Tốt |
Chất liệu phủ bề mặt | Chỉ có thể phủ Melamine | Phụ thuộc vào nhu cầu mà có thể lựa chọn sơn bệt, phủ Veneer, Melamine, Laminate, Acerylic. |
Ứng dụng | – Sử dụng trong thiết kế nội thất đơn giản: bằng, phẳng
– Thiết kế nội thất văn phòng: bàn, ghế, tủ hồ sơ, vách ngăn,…. – Thiết kế nội thất dân dụng: tủ quần áo, giường, bàn ghế,…
|
– Dùng để thiết kế những sản phẩm nội thất phức tạp và chi tiết
– Sử dụng trong môi trường có độ ẩm cao: tủ bếp, kệ bếp. – Thiết kế nội thất gia đình, nội thất văn phòng,… |
Hy vọng với những thông tin ở trên đây, bạn đã có thể hiểu rõ gỗ MFC là gì? Cách phân biệt gỗ MFC và MDF như thế nào? Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị cung cấp nội thất uy tín và chất lượng, hãy liên hệ ngay với KLUX. KLUX với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ thiết kế và thi công nội thất trọn gói tự tin mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất. Liên hệ ngay Hotline: 0966.890.595 để được tư vấn miễn phí ngay nhé!
Ngoài gỗ MFC thì ván gỗ ép Plywood cũng là một trong những loại gỗ công nghiệp được nhiều người quan tâm. Vậy gỗ Plywood là gì? Cùng tìm hiểu ngay tại đây.