fbpx

Gỗ MDF là gì? Phân loại, Đặc điểm và Báo giá chi tiết

Gỗ MDF là một trong những loại gỗ công nghiệp rất được ưa chuộng trên thị trường nội thất hiện nay. Đây được coi là một loại vật liệu mang nhiều ưu điểm vượt trội có thể thay thế cho gỗ tự nhiên để sản xuất đồ nội thất trong các công trình chung cư, nhà phố,… Vậy gỗ MDF là gì? Gỗ MDF có bền không? Có giá bao nhiêu? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về dòng gỗ công nghiệp MDF này nhé.

1. Tìm hiểu khái quát về gỗ MDF

1.1. Gỗ MDF là gì? 

Gỗ MDF là tên viết tắt của cụm từ Medium Density Fiberboard (ván sợi mật độ trung bình), được sản xuất từ bột gỗ (sợi gỗ cellulo) khai thác từ các loại cây tự nhiên, kết hợp với keo và các chất phụ gia khác, sau đó được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao. Trên thực tế, MDF là tên gọi chung cho 3 sản phẩm ván ép bột sợi có tỷ trọng trung bình và độ nén chặt cao.

Cấu tạo thành phần chính của ván gỗ MDF bao gồm: bột sợi gỗ (cellulo), chất kết dính, parafin wax, chất phụ gia bảo vệ (chống mối mọt, ẩm mốc), bột độn vô cơ. Ván gỗ công nghiệp MDF có tỷ trọng ở mức trung bình và đặc hơn gỗ ván dăm nhưng không cao cấp bằng gỗ HDF. Đây là loại gỗ công nghiệp nằm ở phân khúc phổ thông và phù hợp với nhu cầu nội thất cơ bản của thị trường hiện nay. 

Gỗ MDF được sử dụng rộng rãi trên thị trường nội thất
Gỗ MDF phù hợp với nhu cầu nội thất cơ bản trên thị trường hiện nay

1.2. Gỗ MDF có mấy loại? Phân loại chi tiết 

Gỗ MDF được chia thành 3 loại chính là: gỗ MDF thường, MDF chống ẩm và MDF chống cháy. 

STT Phân loại Đặc điểm
1  Gỗ MDF thường – Có lõi màu vàng nhạt.

– Được tạo thành từ các sợi gỗ nhỏ được liên kết với nhau bằng hợp chất kết dính là keo UF (Urea Formaldehyde).

– Nhược điểm: Dễ bị phồng rộp khi ở nơi ẩm thấp.

– Ứng dụng: Được sử dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất vì giá thành rẻ.

2  Gỗ MDF chống ẩm – Có lõi màu xanh.

– Được cấu thành từ các sợi gỗ nhỏ liên kết với nhau bằng chất kết dính MUF (Melamine Urea Formaldehyde), nhựa Phenolic hoặc PMDI (Polymeric Diphenylmethane Diisocyanate) thay vì sử dụng chất kết dính UF thông thường.

– Đặc tính: Khả năng chống ẩm, chống thấm cao, độ co giãn đàn hồi tốt.

– Giá thành cao hơn gỗ MDF thường.

– Ứng dụng: Được sử dụng khá rộng rãi ở những nơi có khí hậu ẩm ướt, trong đó có Việt Nam.

3 Gỗ MDF chống cháy – Có phần lõi màu đỏ.

– Được tạo thành từ các sợi gỗ nhỏ được liên kết với nhau bằng chất kết dính, kết hợp cùng các chất phụ gia như thạch cao, xi măng nhằm giảm khả năng bắt lửa. Tuy nhiên, bởi chất liệu chính là gỗ nên nếu tiếp xúc với lửa trong thời gian dài thì ván gỗ vẫn sẽ bị cháy.

– Ứng dụng: Thường sử dụng ở những nơi có vị trí cao như văn phòng, chung cư,…

1.3. Bảng màu gỗ MDF tiêu biểu nhất

Bảng màu gỗ MDF tiêu biểu
Một số mã màu gỗ MDF tiêu biểu được sử dụng rộng rãi

1.4. Gỗ MDF có độc hại không? 

Không phải tất cả các loại gỗ MDF đều độc hại, gỗ MDF có thể gây độc hại nếu hàm lượng Formaldehyde trong chất keo dính vượt quá các tiêu chuẩn an toàn. Vì vậy, khi chọn mua gỗ MDF bạn nên chọn những loại gỗ đạt tiêu chuẩn E1 hoặc E2 để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Formaldehyde là một hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, có mùi hăng mạnh, có công thức hóa học là CH₂O. Formaldehyde tồn tại ở môi trường trong nhà, và gây ra rất nhiều tác hại tiêu cực đối với sức khỏe con người như: Dị ứng da, đau đầu, buồn nôn, kích ứng mắt – mũi – họng, ung thư (nếu tiếp xúc lâu dài với nồng độ cao).

Gỗ công nghiệp MDF
Gỗ MDF có thể gây độc hại nếu hàm lượng Formaldehyde vượt quá tiêu chuẩn cho phép

Các tiêu chuẩn an toàn quốc tế về hàm lượng Formaldehyde trong gỗ MDF được quy định như sau:

  • E1: Lượng phát thải Formaldehyde < 0.1 ppm (ppm: phần triệu)
  • E2: Lượng phát thải Formaldehyde < 0.3 ppm
  • CARB Phase 2: Lượng phát thải Formaldehyde < 0.075 ppm

2. Gỗ MDF có bền không? Ưu – nhược điểm

Câu trả lời là . MDF là loại ván gỗ công nghiệp có chất lượng tốt, được nhiều người đánh giá cao và hoàn toàn có thể thay thế cho gỗ tự nhiên trong sản xuất đồ nội thất. Để đánh giá chính xác gỗ MDF có bền không hay gỗ MDF có tốt không, bạn có thể dựa vào những ưu điểm và nhược điểm sau đây:

Ưu điểm

– Gỗ MDF có độ bền cao và khả năng chống chịu lực tốt.

– Dễ dàng sơn lên bề mặt hoặc phủ các chất liệu khác như Veneer, Laminate, Melamine, Acrylic.

– Không bị co ngót, trầy xước hay cong vênh.

– Gỗ MDF lõi xanh có khả năng chống ẩm, chống mối mọt tốt.

– Không dễ bị co ngót, trầy xước hay cong vênh.

– Giá thành rẻ hơn và thời gian thi công nhanh hơn.

Gỗ MDF có bền không
Gỗ MDF có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt

Nhược điểm

– Gỗ MDF thường có khả năng chống ẩm ướt kém.

– Gỗ công nghiệp MDF không có độ dẻo dai.

– Không dễ dàng trạm trổ như các loại gỗ tự nhiên.

– Gỗ MDF có độ dày không cao, nếu muốn sản xuất đồ nội thất có độ dày cao phải ghép nhiều tấm gỗ lại.

Ván gỗ MDF
Gỗ có khả năng chống nước ở mức tương đối

3. Gỗ MDF giá bao nhiêu? Bảng giá gỗ MDF mới nhất

Bên cạnh chất lượng và độ bền của gỗ MDF thì giá thành cũng là một yếu tố mà bạn cũng nên cân nhắc trước khi lựa chọn vật liệu nội thất cho công trình của mình. Để có thể ước lượng được mức chi phí đầu tư ngân sách ban đầu, hãy tham khảo bảng giá gỗ MDF ngay dưới đây nhé:

BẢNG GIÁ GỖ MDF PHỦ MELAMINE AN CƯỜNG

Giá gỗ MDF An Cường

BÁO GIÁ GỖ MDF CHỐNG ẨM THÁI LAN

Giá gỗ MDF Thái Lan

(Lưu ý: Bảng giá ở trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, ,mức giá có thể thay đổi theo từng thời điểm và đơn vị cung cấp)

ĐỂ NHẬN BÁO GIÁ CHÍNH XÁC, BẠN CÓ THỂ LIÊN HỆ TRỰC TIẾP VỚI KLUX THEO SỐ HOTLINE

 

4. Các loại vật liệu phủ bề mặt MDF phổ biến

Trên thị trường hiện nay, có 5 loại vật liệu phổ biến thường được sử dụng để phủ lên bề mặt gỗ MDF, bao gồm: Melamine, Laminate, Veneer, Acrylic và sơn PU. Mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng, bạn có thể tham khảo ngay tại bảng dưới đây. 

Loại bề mặt  Đặc điểm Ưu, nhược điểm Hình ảnh 
Melamine Là lớp phủ nhựa tổng hợp được dán lên bề mặt gỗ MDF bằng keo nhiệt, có độ dày từ 0,4 – 1 mm. – Ưu điểm: Giá thành rẻ, đa dạng về họa tiết, màu sắc và dễ dàng vệ sinh, lau chùi. 

– Nhược điểm: Khả năng chống nước tương đối, dễ bị bong tróc nếu tiếp xúc với nước trong thời gian dài. 

Gỗ MDF phủ Melamine
Laminate Là lớp phủ gồm nhiều lớp giấy trang trí được tẩm keo và ép nhiệt lên bề mặt gỗ MDF. – Ưu điểm: Bền, chịu nước, chịu nhiệt và chịu va đập tốt, bề mặt cứng bóng và dễ dàng vệ sinh. 

– Nhược điểm: Giá thành cao hơn bề mặt Melamine, khó gia công hơn. 

Gỗ MDF phủ Laminate
Veneer Là lớp gỗ tự nhiên mỏng có độ dày khoảng 0,5 – 1 mm được dán lên bề mặt gỗ MDF.  – Ưu điểm: Tăng vẻ đẹp tự nhiên của gỗ, độ bóng cao, sang trọng. 

– Nhược điểm: Giá thành cao. Dễ bị trầy xước, bong tróc nếu không được bảo quản tốt. 

Gỗ MDF phủ Veneer
Acrylic Là lớp sơn bóng gương, trong suốt được phủ lên bề mặt cốt gỗ MDF.  – Ưu điểm: Bề mặt bóng mịn, dễ lau chùi, khả năng chống xước tốt. 

– Nhược điểm: Giá thành cao, dễ bám vân tay, cần bảo quản cẩn thận.

Vật liệu Acrylic
Sơn PU Là loại sơn thường được sử dụng để hoàn thiện bề mặt gỗ MDF đã được phủ Melamine hoặc Laminate.  – Ưu điểm: Tạo độ bóng cao, mịn màng, bảo vệ bề mặt gỗ tốt. 

– Nhược điểm: Dễ phai màu theo thời gian, cần thi công bởi thợ chuyên nghiệp. 

Sơn PU

5. Phân biệt gỗ MDF, MFC và HDF chuẩn xác

Trên thị trường gỗ công nghiệp hiện nay, có 3 loại gỗ là MDF, MFC và HDF được sử dụng khá phổ biến để sản xuất đồ nội thất. Vì vậy những cụm từ tìm kiếm như: so sánh gỗ hdf và mdf, so sánh gỗ mdf và mfc, gỗ mdf và hdf khác nhau thế nào,… cũng được rất nhiều người quan tâm. Để có thể hiểu rõ chi tiết hơn về từng loại gỗ bạn có thể dựa vào bảng so sánh dưới đây: 

Tiêu chí Gỗ MFC Gỗ MDF Gỗ HDF
Loại gỗ Gỗ ván dăm Ván gỗ ép có tỷ trọng trung bình Ván gỗ ép có tỷ trọng gỗ cao
Thành phần chính Dăm gỗ Gỗ sợi Bột gỗ 
Chất liệu phủ bề mặt Chỉ có thể phủ Melamine  Cốt gỗ MDF chưa được phủ bề mặt. Phụ thuộc vào nhu cầu mà có thể lựa chọn sơn bệt, phủ Veneer, Melamine, Laminate, Acerylic.  Sơn bệt, phủ Veneer, melamine, laminate, acrylic. 
Độ dày tiêu chuẩn   18mm, 25mm  9mm, 12mm, 15mm 3mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm
Phân loại  Bao gồm: MFC thường và MFC chống ẩm  Gồm: Gỗ MDF thường và MDF lõi xanh chống ẩm Bao gồm: Siêu chống ẩm và Black siêu chống ẩm
Khả năng chống ẩm  Khả năng chịu nước kém đối với loại thường Khả năng chịu nước kém đối với loại thường  Khả năng chống ẩm tốt nhất
Tuổi thọ  10 – 15 năm  10 – 15 năm   Cao hơn
Giá thành Giá thành thấp hơn MDF Phân khúc tầm trung  Giá thành cao
Nhược điểm  Dễ bị trầy xước, mẻ cạnh Độ bền dẻo cao nên không bị trầy xước và mẻ cạnh Độ bền dẻo cao nên không bị trầy xước và mẻ cạnh

Hy vọng với những thông tin được cung cấp ở trên đây, bạn đã có thể hiểu rõ Gỗ MDF là gì? Gỗ MDF có bền không? Gỗ MDF có giá bao nhiêu? Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào khác cần giải đáp, hãy liên hệ ngay theo số Hotline 0966.890.595 để được kiến trúc sư của KLUX tư vấn miễn phí nhé!

Bên cạnh các dòng gỗ MDF thì Gỗ MFC cũng được ứng dụng rất phổ biến trong các công trình nội thất hiện nay. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về gỗ MFC để ứng dụng cho các công trình của mình.