fbpx

Gỗ HDF là gì? Giá bao nhiêu? Gỗ MDF và HDF khác nhau thế nào?

Cùng với gỗ MDF thì gỗ HDF cũng là dòng gỗ được ứng dụng phổ biến trong sản xuất, thi công nội – ngoại thất. Với những đặc tính và ưu điểm vượt trội, dòng gỗ này được rất nhiều gia chủ đánh giá cao. Vậy HDF là gỗ gì? Gỗ HDF có cấu tạo và đặc điểm như thế nào? Gỗ HDF và MDF cái nào tốt hơn? Cùng tham khảo bài viết ngay dưới đây để hiểu rõ thông tin hơn nhé.

1. Gỗ HDF là gỗ gì? Cấu tạo và đặc điểm

Gỗ HDF (là tên viết tắt của cụm từ High Density Fiberboard) là một loại ván gỗ công nghiệp có mật độ cao, được sản xuất từ bột gỗ tự nhiên kết hợp với các chất phụ gia. Loại gỗ này khắc phục được nhược điểm của các dòng ván gỗ khác như MDF, MFC nhằm nâng cao chất lượng gỗ cũng như tăng sự bền bỉ và khả năng chịu lực cao. Gỗ có bề mặt mịn, độ bền cao, chống ẩm, cách âm tốt và thân thiện với môi trường. Gỗ ván ép HDF được sử dụng rộng rãi trong nội thất như làm cửa, tủ, vách ngăn.

Gỗ HDF
Gỗ HDF là loại gỗ có tỷ lệ bột sợi gỗ có mật độ cao

1.1. Cấu tạo

Ván gỗ HDF có thành phần khoảng 80 – 85% là gỗ tự nhiên, còn lại là các chất phụ gia để tạo độ cứng và độ kết dính nhằm kéo dài tuổi thọ của gỗ. Tỷ trọng trung bình của ván gỗ cốt HDF thường dao động trong khoảng từ 800 – 1040 kg/m3. Thành phần cốt gỗ sẽ được sản xuất từ các loại vụn gỗ thừa, cành cây, ngọn cây và những loại gỗ tái sinh ngắn ngày.

Gỗ công nghiệp HDF
Gỗ HDF có đến 80 -85% là bột sợi gỗ tự nhiên

Ván HDF thường được ép dưới áp suất từ 850 – 870kg/cm2 để định hình tấm gỗ với độ dày 6mm – 24mm và kích thước 2000 x 2400mm hoặc kích thước khác tùy theo nhu cầu sử dụng. Các tấm ván gỗ sẽ được xử lý bề mặt và đưa sang dây chuyền cắt theo kích thước định sẵn, sau đó phủ thêm lớp tạo vân gỗ và lớp phủ bề mặt.

Lớp phủ bề mặt được làm từ Melamine Resin và sợi thủy tinh tạo độ trong suốt và giúp giữ được màu sắc, ổn định lớp vân gỗ. Có thể nói, gỗ HDF là loại gỗ có chất lượng cao nhất trong các dòng gỗ ép trên thị trường hiện nay.

1.2. Đặc điểm

Để hiểu rõ hơn về đặc điểm của gỗ công nghiệp HDF, hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về những ưu điểm và nhược điểm của dòng gỗ này trong bảng dưới đây:

Ưu điểm Nhược điểm 
– Độ bền cao, chịu lực tốt: Bởi có tỷ trọng cao và cấu trúc đặc chắc nên gỗ có khả năng chống chịu lực, chống va đập tốt, không bị biến dạng hay cong vênh. 

– Bề mặt mịn màng: Gỗ HDF có bề mặt rất mịn và đồng đều, tạo điều kiện cho việc sơn phủ bề mặt dễ dàng, giúp sản phẩm có tính thẩm mỹ cao.

– Khả năng chống ẩm tốt: Khả năng chống ẩm của gỗ HDF cao hơn các loại gỗ công nghiệp khác, do đó các sản phẩm nội thất làm từ vật liệu HDF có độ bền bỉ cao hơn.

– Cách âm, cách nhiệt hiệu quả: Cấu trúc đặc biệt của gỗ HDF mang lại hiệu quả cách nhiệt và cách âm tốt, giữ cho không gian yên tĩnh và thoải mái.

Thân thiện với môi trường: Gỗ HDF được sản xuất từ bột gỗ tự nhiên và các chất phụ gia không gây hại, đảm bảo an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường.

– Dễ dàng gia công: Ván gỗ dễ dàng cắt, khoan, đục, bào,… giúp tạo hình và gia công, sản xuất đồ nội thất thuận lợi hơn.

– Đa dạng mẫu mã, màu sắc: Gỗ công nghiệp HDF có sự đa dạng về mẫu mã và màu sắc vân gỗ tự nhiên, giúp bạn có nhiều sự lựa chọn hơn cho không gian của mình.

– Giá thành cao: Gỗ HDF có giá thành cao hơn so với các loại gỗ MDF và MFC.

– Khó khắc phục sửa chữa: Khi sản phẩm nội thất bằng gỗ HDF bị hư hỏng sẽ khó xử lý và khắc phục hơn so với các loại gỗ khác.

– Cần phải xử lý bề mặt: Gỗ cần phải xử lý hoặc phủ các lớp bảo vệ khác để tăng tính thẩm mỹ và bảo vệ bề mặt.

HDF là gỗ gì
Gỗ công nghiệp HDF mang nhiều đặc tính vượt trội nên thường được ứng dụng trong nội thất cao cấp

NẾU BẠN ĐANG CẦN TÌM ĐƠN VỊ THI CÔNG NỘI THẤT GỖ HDF, HÃY LIÊN HỆ NGAY

2. Phân loại gỗ công nghiệp HDF

2.1. Phân loại theo cốt gỗ

Dựa vào thành phần cốt gỗ, có thể phân chia gỗ HDF làm 2 loại chính là gỗ HDF lõi trắng tự nhiên và HDF lõi xanh chống ẩm:

  • Gỗ HDF lõi trắng tự nhiên (HDF thường)

Đây là loại ván gỗ ép giữ nguyên bản màu trắng tự nhiên của gỗ thịt và không trải qua bất kỳ công đoạn xử lý hay tẩy nhuộm nào. Loại gỗ này thường đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cơ bản của dòng gỗ ép công nghiệp cao cấp và rất an toàn cho sức khỏe nên rất được nhiều người ưa chuộng. 

  • Gỗ HDF chống ẩm

Gỗ HDF siêu chống ẩm: Đây là loại gỗ có khả năng kháng nước và chống ẩm tốt hơn so với gỗ HDF thường khi thời tiết thay đổi thất thường. Gỗ HDF siêu chống ẩm thường có lõi màu xanh hoặc vàng, có các đặc tính vượt trội như cứng, bền và chống ẩm tốt.

Black HDF siêu chống ẩm: Loại gỗ này có lõi màu đen và trong quá trình sản xuất được sử dụng lực nén cực lớn. Vì vậy, Black HDF mang nhiều đặc tính vượt trội, không cần sử dụng nẹp gỗ như các dòng gỗ công nghiệp thông thường mà vẫn đảm bảo được độ chắc chắn của đồ nội thất.

Gỗ HDF là gì
Phân loại gỗ HDF

2.2. Phân loại theo lớp phủ bề mặt

  • Gỗ HDF trơn

Gỗ HDF trơn là loại gỗ được giữ nguyên bản và không phủ lớp bề mặt. Dòng gỗ này được bán cho các xưởng nội thất để sản xuất các sản phẩm có hình dạng phức tạp. Các sản phẩm sau khi hoàn thiện sẽ được sơn phủ lên các màu khác nhau tùy theo sở thích.

  • Gỗ HDF Melamine

Gỗ HDF Melamine không phải trải qua công đoạn sơn phết mà ván gỗ sẽ được phủ lên bề mặt một lớp Melamine (có thể là trơn hoặc vân gỗ). Khi dùng ván gỗ HDF Melamine, các xưởng nội thất chỉ cần cắt ván và đóng thành phẩm hoàn thiện. Loại gỗ này thường được ứng dụng để đóng các sản phẩm nội thất tầm trung và tầm cao.

  • Gỗ HDF phủ Laminate

Gỗ HDF phủ Laminate là loại gỗ được phủ lên trên lớp bề mặt Laminate trơn hoặc vân gỗ. Sau khi mua về, xưởng chỉ cần cắt và đóng thành phẩm, khi hoàn thiện chỉ cần dán cạnh mà không cần sơn phết. Dòng gỗ này thường được ứng dụng trong làm sàn gỗ công nghiệp.

  • Gỗ HDF phủ Acrylic

Gỗ HDF phủ Acrylic là loại gỗ được phủ lên bề mặt lớp Acrylic. Dòng sản phẩm này thường được ứng dụng trong sản xuất tủ bếp hay tủ quần áo yêu cầu có độ bóng nhất định.

Gỗ công nghiệp HDF là gì
Phân loại gỗ HDF theo lớp phủ bề mặt

3. Bảng giá gỗ HDF chính xác và chi tiết

Mức giá gỗ HDF sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như vân gỗ, kích thước, màu sắc,… Bạn có thể tham khảo bảng giá dưới đây để có thể nắm rõ hơn và ước lượng được mức chi phí ban đầu nhé:

Giá gỗ MDF

KLUX CUNG CẤP DỊCH VỤ THI CÔNG NỘI THẤT TRỌN GÓI GỖ CÔNG NGHIỆP HDF

4. Ván HDF và MDF cái nào tốt hơn? So sánh chi tiết

Mặc dù đều được sản xuất từ nguyên liệu chính là bột sợi gỗ nhân tạo, nhưng gỗ MDF và HDF đều mang những đặc tính khác nhau với mục đích sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, với những gia chủ không có kiến thức về gỗ thì rất khó phân biệt được 2 loại gỗ này. Vậy gỗ HDF và MDF cái nào tốt hơn? Cùng so sánh gỗ MDF và HDF ngay trong bảng dưới đây nhé: 

Tiêu chí Gỗ HDF Gỗ MDF
Cấu tạo Được cấu thành bởi 80 – 85% là gỗ tự nhiên, còn lại là các chất phụ gia giúp tăng độ cứng và độ kết dính, đạt chuẩn E1.  Được sản xuất từ 50% là bột sợi gỗ, còn lại là các chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ chống mối mọt và bột độn vô cơ. 
Tỷ trọng Từ 800 – 950kg/m3 Từ 550 – 700kg/m3
Giá thành Dao động trong khoảng từ 150.000đ – 500.000đ (tùy quy cách)  Trong khoảng từ 54.000đ – 500.000đ ( tùy chất lượng và quy cách)
Tuổi thọ Có thể sử dụng lên tới 15 năm trong điều kiện bình thường Tuổi thọ dưới 10 năm trong điều kiện bình thường có tiếp xúc với nước hoặc độ ẩm
Ứng dụng Dùng để chế tác sàn gỗ hay cửa gỗ cao cấp Dùng để sản xuất những đồ nội thất sinh hoạt thông dụng như ghế, tủ bếp, kệ, quầy bar,… 

Trên đây là tổng hợp tất cả những thông tin về dòng gỗ HDF, có lẽ bạn cũng đã phần nào hiểu được gỗ HDF là gỗ gì? Gỗ MDF và HDF khác nhau như thế nào?. KLUX là đơn vị thiết kế và thi công nội thất trọn gói các dòng gỗ công nghiệp đa dạng các hạng mục: chung cư, nhà phố, biệt thự, khách sạn,… Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế và thi công nội thất nhà ở có thể liên hệ với đội ngũ kiến trúc sư KLUX theo số Hotline: 0966.890.595 để được tư vấn miễn phí nhé!

Kênh Vaoroi TV Trực Tiếp Bóng đá

Link Cà Khịa miễn phí HD