Phong cách nội thất Minimalism là một trong những phong cách đang làm mưa làm gió trên thị trường, đặc biệt đối với các gia đình trẻ hiện nay. Vậy đặc trưng nổi bật của phong cách này là gì, ứng dụng trong thiết kế nội thất ra sao, hãy cùng KLUX tìm hiểu ngay thông tin chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé.
1. Phong cách nội thất Minimalism là gì?
Phong cách nội thất Minimalism (phong cách nội thất tối giản) là phong cách thiết kế nhấn mạnh vào sự đơn giản và tinh tế trong không gian. Phong cách này hướng đến việc loại bỏ những chi tiết rườm rà, không cần thiết, tập trung vào những yếu tố cốt lõi để tạo nên một không gian hài hòa, thống nhất và mang tính thẩm mỹ cao.
2. Tìm hiểu phong cách Minimalism trong kiến trúc
Phong cách Minimalism phát triển mạnh mẽ vào những năm của thế kỷ XX. Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969) – kiến trúc sư đại tài người Đức, được mệnh danh là ” cha đẻ của phong cách Minimalism“. Ông là người tiên phong đầu tiên cho phong cách kiến trúc tối giản và nổi tiếng với câu nói “Less is more“. Ông đặt nền móng cho phong cách này bằng việc tạo nên những không gian đơn giản, tinh tế với những đường thẳng, mặt phẳng hay các hình khối vuông góc.
Less is more (Ít hơn là nhiều hơn) là một triết lý đề cao sự đơn giản, tinh tế và loại bỏ các chi tiết rườm rà, thừa thãi để tạo ra một không gian rộng rãi, thoáng mát, chú trọng vào công năng sử dụng. Tuy nhiên, cần áp dụng nguyên tắc này một cách linh hoạt và sáng tạo để tạo nên sự hài hòa, phù hợp với sở thích cá nhân.
3. Phong cách tối giản – Minimalism trong nội thất
Phong cách nội thất Miniamlism gây ấn tượng bởi vẻ đẹp tinh tế, đơn giản trong từng đường nét. Trong lĩnh vực thiết kế thi công nội thất, phong cách này tối giản số lượng đồ nội thất hết mức có thể, chỉ giữ lại những vật dụng thật sự cần thiết. Mỗi chi tiết nội thất đều mang một ý nghĩa riêng, góp phần tạo nên một không gian hài hòa, thoải mái.
Phong cách thiết kế nội thất tối giản vô cùng thịnh hành và phát triển tại các nước châu Âu vào thập niên 90 của thế kỷ XX. Sau đó còn ảnh hưởng đến xu hướng và lan rộng ra các nước châu Mỹ. Phong cách này du nhập vào châu Á lần đầu tiên tại đất nước Nhật Bản, do đó Nhật Bản được coi là bậc thầy của phong cách tối giản từ trước đến nay.
3. Đặc trưng của phong cách nội thất Minimalism
3.1. Áp dụng nguyên tắc ” Less is more”
“Less is more” là câu châm ngôn từ kiến trúc sư nổi tiếng Ludwig Mies van der Rohe – người đã đặt nền móng cho việc xây dựng phong cách tối giản. “Less is more” hướng tới sự đơn giản, lược bỏ tối đa các đồ vật, chi tiết trang trí không cần thiết mà thay vào đó là sử dụng những đồ nội thất đa năng, tiện nghi và gọn gàng.
3.2. Không sử dụng quá nhiều màu sắc
Đối với phong cách nội thất Minimalism, gia chủ không nên sử dụng quá 4 màu trong một không gian, thay vào đó là lựa chọn 3 gam màu: 1 màu chủ đạo, 1 màu nền và 1 màu nhấn.
Gam màu trung tính cụ thể là màu trắng thường được sử dụng cho màu tường giúp làm nổi bật món đồ nội thất xung quanh. Đồng thời, các gam màu nhẹ khi kết hợp cùng những món nội thất tối giản mang đến không gian sống tinh tế, nhẹ nhàng và ấm áp.
3.3. Chú trọng vào ánh sáng trong không gian
Ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng trong phong cách nội thất Minimalism. Ánh sáng tạo hiệu ứng thị giác mạnh mẽ, thông qua các hiệu ứng bóng đổ vào các chi tiết nội thất, làm tôn lên hình khối của đồ vật, tạo điểm nhấn vào các chi tiết quan trọng trọng tổng thể kiến trúc ngôi nhà.
Các Kiến trúc sư thường tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên bằng cách thiết kế hệ thống cửa sổ lớn, giếng trời kết hợp cùng ánh sáng nhân tạo để tạo sự hài hòa, ấm cúng. Để tạo hiệu ứng ánh sáng tốt nhất, bạn có thể sử dụng thêm các tấm rèm, bình phong hoặc các tán cây để khi ánh sáng xuyên qua tạo điểm nhấn nổi bật cho các chi tiết trang trí.
3.4. Tối giản đồ nội thất
Những món đồ nội thất như tủ quần áo, kệ tivi, bàn ghế cồng kềnh… được hạn chế sử dụng tối đa trong phong cách nội thất tối giản. Thay vào đó, phong cách tối giản thiên hướng sử dụng nội thất Châu Âu để tạo nên sự hài hoà với căn nhà. Tuy rằng, mọi đường nét trong thiết kế đồ nội thất kiểu Châu Âu đều tinh giản hoá nhưng chúng vẫn đáp ứng tiêu chí tinh tế, tiện lợi và làm nổi bật không gian.
3.5. Kết hợp cùng đồ nội thất trang trí
Thông thường với phong cách nội thất Minimalism, đồ nội thất trang trí sẽ ưu tiên phù hợp công năng sử dụng, hạn chế việc bố trí những món đồ thừa thãi. Nếu bạn có quá nhiều đồ dùng cá nhân thì có thể xếp vào một tủ lớn để chứa đồ dùng của mình thay vì xếp tràn lan và bừa bãi trong không gian sống khiến căn phòng bị quá nhiều vật trang trí và chật chội.
3.6. Thể hiện phong cách cá nhân của gia chủ
Minimalism không đơn giản chỉ là một phong cách thiết kế mà còn thể hiện được cá tính riêng biệt của gia chủ. Thay vì chạy theo những thứ phô trương, xa hoa và phức tạp thì mỗi cá nhân ngày nay đều mong muốn tìm kiếm vẻ đẹp trong những thứ giản đơn. Cuộc sống xô bồ, tấp nập của thành phố luôn khiến con người cảm thấy mệt mỏi và khao khát khi trở về nhà có một không gian rộng rãi, thoáng đãng và tràn ngập ánh sáng.
Tham khảo thêm các phong cách thiết kế nội thất khác để có thêm nhiều sự lựa chọn hơn cho không gian của mình!
4. Ứng dụng phong cách nội thất tối giản cho từng không gian
4.1. Phòng khách
Thiết kế nội thất theo phong cách tối giản được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay, đặc biệt là những người trẻ. Sản phẩm nội thất phong cách Minimalism mang đến sự nhẹ nhàng cho không gian sống với thiết kế mượt mà, đơn giản, đặc trưng bởi các hình khối cơ bản, ít hoa văn rườm rà và sử dụng màu sắc trung tính.
Ngoài ra, nhiều gia đình lựa chọn trang trí phòng khách với việc sử dụng đá nhân tạo làm tường ốp để tạo nên vẻ đẹp cuốn hút và sang trọng cho tổng thể không gian.
4.2. Phòng ngủ
Thiết kế phong cách nội thất Minimalism cho phòng ngủ theo phong cách tối giản tập trung vào yếu tố đơn giản, thanh lịch để tạo cảm giác thư giãn, nhẹ nhàng và ấm áp. Bạn nên cân nhắc lựa chọn màu sắc nhẹ nhàng, nội thất đơn giản, ít đồ trang trí và ưu tiên sử dụng nguồn ánh sáng tự nhiên cho tổng thể không gian.
4.3. Phòng bếp
Để không gian phòng bếp trở nên gọn gàng, sạch sẽ và đầy đủ tiện nghi, gia chủ nên cân nhắc sử dụng đảo bếp tích hợp tủ bếp tiện nghi trong thiết kế nội thất theo phong cách nội thất Minimalism.
5. Top mẫu thiết kế nội thất theo phong cách tối giản đẹp nhất 2024
5.1. Căn hộ chung cư An Bình City
Căn hộ được đội ngũ kiến trúc sư KLUX thiết kế theo tông màu tối, đem đến một cảm giác mạnh mẽ, phóng khoáng. Để đảm bảo căn hộ không bị tối, gây cảm giác không gian bị thu hẹp thì kiến trúc sư sẽ bố trí thêm khu vực ban công và hệ thống cửa sổ lớn bằng kính trong suốt. Ánh sáng tự nhiên xuyên vào căn hộ sẽ giúp cân bằng được sự hài hòa, thống nhất của không gian.
5.2. Dự án căn hộ Imperia Smart City
Sự kết hợp giữa 2 tông màu nâu gỗ và trắng kem tạo cho không gian một cảm giác ấm cúng, thoải mái. Các chi tiết nội thất không quá phức tạp và phô trương, từng đường nét được đơn giản hóa giúp căn hộ trở nên thoáng đãng hơn. Ánh sáng trở thành một phần không thể thiếu trong thiết kế, để tạo hiệu ứng thị giác hiệu quả, kiến trúc sư bố trí thêm tấm vải rèm mỏng để ánh sáng xuyên qua.
5.3. Dự án căn hộ S-Premium Ecopark
Sự đơn giản và tinh tế được thể hiện qua từng đường nét chi tiết nội thất của không gian. Số lượng nội thất được bố trí một cách vừa đủ không quá thừa thãi, chú trọng vào công năng sử dụng sẽ không gây cảm giác chật chội cho không gian.
Trên đây là những chia sẻ của bài viết muốn gửi đến bạn đọc để hiểu rõ hơn về phong cách nội thất Minimalism cũng như đặc điểm, nguyên tắc của nó. Nếu bạn đang muốn áp dụng phong cách này cho tổ ấm gia đình mình, hãy liên hệ ngay đến KLUX để được nhận tư vấn và giải đáp thắc mắc nhé!
XEM THÊM: